Cách học nhanh nhớ lâu hiệu quả vô cùng quan trọng vì nó là yếu tố then chốt giúp chúng ta vượt qua các kỳ thi, kiểm tra, bài tập,… bằng cách dễ dàng nhất. Dưới đây là 6 cách đơn giản giúp rèn luyện não bộ để tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu hơn mỗi ngày. Hiểu hơn về cách học nhanh nhớ lâu và nhớ sâu.
1. Chăm chỉ ghi note
Việc viết ra những thứ bạn đã đọc được cũng là cách hiệu quả để tăng khả năng ghi nhớ. Bạn có thể vừa nghe băng ghi âm, vừa chép lại hoặc sau khi đọc một cuốn sách xong, hãy ghi ra giấy những ý chính mà bạn không muốn bỏ qua. Nếu kiên trì áp dụng thì bạn sẽ thấy cách học này vô cùng thú vị.
Cách học này phù hợp nhất với những người học dựa vào kinh nghiệm.
Dù trí nhớ của bạn có tốt đến đâu thì với khối lượng lớn kiến thức mỗi ngày, việc quên và nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi. Bí quyết là hãy luôn mang theo một cuốn sổ bên người và ghi lại ngay những thông tin hữu ích mà bạn tiếp nhận được. Không chỉ để lưu lại bài giảng trên lớp mà cuốn sổ note cũng sẽ trợ lý đắc lực mỗi lúc bạn có những ý tưởng mới.
Việc ghi chép vừa giúp bạn tăng khả năng nhớ, đồng thời cũng sẽ thuận tiện khi bạn muốn kiểm tra lại kiến thức để tránh tình trạng nhầm lẫn.
Sau khi đã chép thông tin cần nhớ vào các ghi chú, hãy chia chúng ra thành nhiều phần có liên quan đến nhau và đánh dấu bằng các mã màu để phân biệt chủ đề. Điều này lý tưởng cho những người học bằng thị giác và giúp chia nhỏ các thông tin đang được ghi lại trong bộ não của bạn. Cách này giúp bạn học nhanh nhớ lâu một cách hiệu quả vô cùng
2. Hệ thống lại thông tin
Để có một kế hoạch học tập hoàn chỉnh thì kiến thức phải được hệ thống một cách đầy đủ và chính xác. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm soát được khối lượng và dễ dàng xâu chuỗi được nội dung bài học. Kiến thức nên được sắp xếp bằng cách phân loại theo chủ đề hoặc theo thứ tự bài giảng trên lớp, kiến thức thầy cô cung cấp, bài tập… Cách học nhanh nhớ lâu thật là hiệu quả.
3. Gợi nhớ bằng hình ảnh
Ghi nhớ nhanh là một kỹ năng rất cần thiết, cho dù đi học, đi làm hay chỉ đơn giản là cải thiện bản thân, việc rèn luyện trí nhớ sẽ nâng cao năng lực của bạn và giúp trí não khỏe mạnh hơn. Nghệ thuật ghi nhớ bằng hình ảnh cùng là một cách thông minh để giúp con người ghi nhớ tốt hơn.
Thay vì viết những ghi nhớ bằng chữ, hãy tập hệ thống thông tin bằng cách dùng hình vẽ, tranh ảnh hoặc là phim. Nhờ vậy, khi kiểm tra lại kiến thức sẽ dễ dàng hơn những chữ cái thông thường. Đây là bí mật cách học nhanh nhớ lâu.
4. Học cách nói và ghi nhớ
Chúng ta chỉ nhớ 20% những gì chúng ta nghe và 95% những gì chúng ta dạy cho người khác. Thông tin truyền bằng lời nói là một cách tuyệt vời để ghi nhớ các sự kiện và số liệu. Hãy thử đọc lớn những thông tin đã được học mỗi ngày. Đây cũng có thể là một cách tuyệt vời để rèn luyện khả năng nói của bạn. Hãy ứng dụng cách này vào việc học nhanh nhớ lâu của mình nhé.
5. Vẽ bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là một công cụ trực quan của việc ghi chú thông tin, được trình bày theo cấu trúc, nhưng cũng dựa trên sáng tạo của người học. Bạn có thể sắp xếp những thông tin xung quanh một chủ thể để cải thiện 15% trí nhớ so với các cách học thông thường.
6. Dạy lại cho người khác
Một trong những phương pháp học và ghi nhớ hiệu quả nhất đó là truyền đạt lại thông tin đã học được cho người khác. Lúc này, bạn chẳng khác gì một “người thầy” đang cố gắng sử dụng các ngôn từ của mình để diễn giải lại kiến thức cho “học sinh” hiểu. Bạn không nhất thiết phải học thuộc lòng hay đọc nguyên văn tất cả nội dung trong sách. Đơn giản chỉ cần nhớ các ý quan trọng là được.
Tìm người viết tiểu thuyết viết sách uy tín, chất lượng, có chuyên môn nghiệp vụ thay bạn ở đâu?
Bạn đang có ý tưởng, có câu chuyện nhưng không biết cách diễn đạt thành ý. Bạn cũng đang phân vân chưa biết hệ thống hóa và viết theo thể loại để phù hợp nhất với ý tưởng trên? (tản văn, tiểu thuyết, câu chuyện, cách làm,…)
Sẽ có thật nhiều cách để lồng ghép câu chuyện. Có thể bạn đang không có quá nhiều thời gian để ngồi viết, cũng có thể bạn mong muốn tìm một người có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, đã làm được và thành công có kết quả kiểm chứng, và có thêm sự uy tín.
Để giúp bạn thực hiện hóa ý tưởng của bạn đề ra. Tìm người viết tiểu thuyết uy tín, chất lượng, có chuyên môn nghiệp vụ là một điều không hề dễ dàng.
Tại đây, viết sách. Chúng tôi có những nhà văn/tác giả/người viết chuyên nghiệp có thể giúp bạn được điều đó. Với hơn 6+ kinh nghiệm và đã viết hơn 100+ tác phẩm trong và ngoài nước, giúp cho 100+ tác giả/doanh nhân/người có tầm ảnh hưởng/người có nhiều ý tưởng.
Biến ý tưởng thành những chữ viết sinh động, lay lắt lòng người.
Khám phá kho báu tri thức với kỹ năng và phương pháp đọc sách hiệu quả nhất. Đâu là phương pháp đọc sách hiệu quả và phù hợp với chính bạn?
Nhà văn M.Go-rơ-ki được đông đảo mọi người biết đến “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Quả đúng như vậy, việc đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong hành trình tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
Xã hội hiện đại và phát triển gần như đã giết chết thói quen đọc sách mỗi ngày của con người. Do đó, lượng người không có thói quen đọc sách gần như là không đếm được. Nếu bạn nằm trong số người không đếm được đó, thì bạn đã bỏ lỡ rất nhiều thứ mà một cuốn sách có thể mang lại.
Sách được ví như kho tàng tri thức của nhân loại, do đó, đọc sách mang lại rất nhiều những lợi ích mà bạn không thể ngờ tới. Do đó, chúng tôi khuyên rằng, bạn nên tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày để có thể có cơ hội khám phá kho tàng của nhân loại cũng như thu được cho mình những lợi ích tốt đẹp từ sách.
Vậy cụ thể, sách mang lại những lợi ích gì mà được ví như những kho báu, cũng như làm thế nào để chinh phục kho báu đó một cách hiệu quả nhất, khám phá kho báu tri thức với kỹ năng và phương pháp đọc sách hiệu quả nhất!
Lợi ích của phương pháp đọc sách hiệu quả
Sách ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, thư viện lớn, thư viện nhỏ, hiệu sách ở khắp các khuôn viên trường học, các thành phố lớn nhỏ. Tuy nhiên, mọi người lại không hiểu vì sao sách lại ở khắp mọi nơi như vậy, lợi ích của việc đọc sách là gì mà nó lại được đề cao, thì phần dưới đây của bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc đó.
Hiệu quả của việc đọc sách là giúp mở mang tầm hiểu biết và vốn từ
Mọi thứ bạn đọc mỗi ngày sẽ giúp cho não bộ luôn luôn được “nạp” kiến thức và thông tin. Bạn sẽ không thể lường trước được khi nào bạn sẽ cần đến những kiến thức đó. Vì vậy, đọc sách mỗi ngày giúp bạn được trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất có thể để sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức mà bạn phải đối mặt.
Thêm nữa, đây cũng là điều đáng để các bạn cân nhắc về việc tạo cho mình một thói quen đọc sách: khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, hãy nhớ rằng, bạn có thể bị lấy mất mọi thứ như công việc, tiền bạc thậm chí là sức khỏe, nhưng kiến thức mà bạn có được từ sách thì vẫn ở đó, trong đầu bạn và mãi không ai có thể lấy đi.
Việc đọc sách giúp mở rộng vốn từ cũng tương tự như vậy, bạn càng đọc nhiều sách bao nhiêu, thì vốn từ vựng của bạn cũng vì thế mà càng dày lên bấy nhiêu. Và vốn từ vựng cũng là thứ tài sản giống như tri thức, nó là của riêng bạn mà bất kì ai sử dụng phương pháp nào cũng không thể mang vốn từ của bạn đi.
Hiệu quả của việc đọc sách là cải thiện khả năng ghi nhớ
Khi bạn đọc một cuốn sách, bạn phải ghi nhớ rất nhiều thứ từ hàng loạt các nhân vật, bối cảnh câu chuyện, diễn biến câu chuyện cũng rất nhiều những tình tiết khác nữa. Việc phải ghi nhớ những gì mình đọc được khiến não bộ phải hoạt động tích cực hơn.
Do đó, nếu bạn có thói quen đọc sách hàng ngày, thì bộ não của bạn sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ một cách đáng kể. Có một sự thật rất đáng ngạc nhiên đó là, khi bạn tạo ra một kí ức mới, não sẽ tạo ra những sự liên kết mới và làm những liên kết cũ mạnh mẽ hơn. Vì vậy mới nói, đọc sách không những giúp bạn tạo ra rất nhiều sự liên kết kí ức mới, mà còn làm những kí ức cũ mạnh mẽ hơn. Nhờ vậy, những người có thói quen đọc sách thường có khả năng ghi nhớ rất tốt.
Hiệu quả của việc đọc sách là giải trí hiệu quả bằng việc đọc sách
Ngoài những lợi ích trên, đọc sách cũng là một hình thức giải trí vô cùng hiệu quả. Mặc dù hiện nay có rất nhiều những phương tiện và hình thức giải trí hiện đại, song sách vẫn là một hình thức giải trí mà không một hình thức nào có thể thay thế. Dù bạn có phải chịu áp lực trong công việc, trong học tập, trong các mối quan hệ hoặc trong bất kì vấn đề gì khác như thế nào đi chăng nữa, thì tất cả những áp lực đó đều sẽ được thổi bay khi bạn đắm mình trong những trang sách với những câu chuyện hấp dẫn.
Một tiểu thuyết hay với cách viết tuyệt vời có thể mang tâm hồn bạn rời xa những áp lực hiện có và đắm chìm trong thế giới của các nhân vật trên trang sách và dần cảm thấy được thư giãn. Sau đó, khi gấp sách lại, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn để đối mặt với những áp lực hiện tại và dễ dàng giải quyết nó một cách ổn thỏa.
Do đó mới nói, giải trí bằng sách là hình thức giải trí không một hình thức nào có thể thay thế được.
Hiệu quả của việc đọc sách là làm tăng khả năng tập trung và chú ý
Trong thế giới hiện đại không ngừng vận động, thì sự tập trung và chú ý của mỗi chúng ta bị phân tán và chia thành hàng trăm hướng cho hàng trăm công việc mà chúng ta phải thực hiện mỗi ngày.
Nhưng khi đọc một cuốn sách thì khác, tất cả sự chú ý của bạn sẽ chỉ dành cho câu chuyện đó, phần còn lại của thế giới sẽ bị bạn bỏ ngoài tâm trí khi bạn “phiêu” trong câu chuyện. Bạn sẽ tập trung đến từng nhân vật và từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bạn tập trung đọc sách trong khoảng 15 đến 20 phút trước khi bắt đầu học tập hoặc làm việc, thì bạn sẽ phải ngạc nhiên về sự tập trung học tập, làm việc của mình vào ngày hôm đó.
Vì vậy, hình thành thói quen đọc sách còn là giúp bản thân cải thiện khả năng tập trung và chú ý.
Với những lợi ích vô cùng to lớn trên, thì dù có nhiều hình thức giải trí hiện đại đến đâu, nhiều công cụ hỗ trợ ghi nhớ như thế nào thì vẫn không thể thay thế được sách cũng như vai trò của sách đối với đời sống con người.
Vậy thì cần phải làm thế nào để có thể chinh phục kho tàng tri thức của nhân loại đó? Chinh phục tri thức là cả một hành trình dài, do đó, người đọc cần phải tìm cho mình một phương pháp đọc sách thật hiệu quả. Cùng viết sách chinh phục những bí quyết đọc sách hiệu quả không thể bỏ qua dưới đây:
Cách đọc sách hiệu quả là hãy biết cách chọn sách
Để bắt đầu hình thành cho mình một thói quen đọc sách, thì trước tiên, bạn cần phải chọn được một cuốn sách để có thể bắt đầu thói quen đó. Để việc đọc sách không trở thành một gánh nặng, thì bạn nên tự đặt ra cho mình câu hỏi “Đâu là thể loại sách mà mình yêu thích?”, sau khi hỏi và tìm ra câu trả lời cho chính mình, thì lúc này bạn sẽ bắt đầu lựa chọn sách phù hợp với “gu” của mình. Và dưới đây là một số lưu ý nhỏ dành cho bạn khi chọn lựa một cuốn sách để bắt đầu hành trình chinh phục tri thức nhân loại:
Hiểu rõ bản thân thích và phù hợp với thể loại nào sẽ giúp bạn nhanh chóng có được hứng thú với việc đọc sách và sẽ không cảm thấy muốn bỏ cuộc do cuốn sách bạn chọn quá nhàm chán. Không nên chọn một cuốn sách vì nghe ai đó nói nó hay vì cuốn sách đó có thể hay với mọi người nhưng chưa chắc đã hay với bạn.
Không nên đánh giá và lựa chọn một cuốn sách chỉ vì bìa và tiêu đề của nó. Bởi vì quyển sách đó có tiêu đề hoặc bìa không vừa mắt bạn nhưng thế giới bên trong cuốn sách có thể làm bạn thích thú thậm chí là mê mẩn và đắm chìm trong đó.
Với những lưu ý trên, viết sách mong rằng, các bạn sẽ lựa chọn được một cuốn sách phù hợp với bản thân mình nhất để con đường chinh phục tri thức được thuận lợi ngay từ những bước khởi đầu.
Cách đọc sách hiệu quả là hãy đặt ra mục tiêu đọc sách
Tiếp theo, trước khi bắt đầu với một cuốn sách, thì bạn cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu đọc sách rõ ràng và cụ thể. Bạn có thể đặt cho mình một mục tiêu là 15 – 20 phút đọc sách mỗi ngày nếu bạn không có quá nhiều thời gian. Hoặc đọc sách 1 – 2 tiếng mỗi ngày nếu bạn có nhiều thời gian rảnh.
Nhưng dù là mỗi ngày đọc sách nhiều hay ít, thì bạn cũng cần đặt cho mình một khoảng thời gian cụ thể, không nên xác định “Rảnh sẽ đọc” vì bạn sẽ chẳng bao giờ thực sự rảnh. Hơn nữa, đọc sách chỉ có hiệu quả nếu bạn thực sự dành thời gian cho nó.
Từ việc đặt thời gian cố định để đọc sách, lâu dần, đọc sách sẽ giống như một thói quen không thể thiếu trong thời gian biểu của bạn. Và việc “nạp” tri thức vào đầu mỗi ngày trở thành một thói quen sinh hoạt là một điều vô cùng tốt.
Cách đọc sách hiệu quả là ghi nhớ những gì mình đọc
Mặc dù bạn rất tập trung đọc sách, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng bạn nhớ toàn bộ những gì mà bạn đã đọc? Việc đọc sách chỉ thực sự có ích khi bạn có thể ghi nhớ và sử dụng những gì mà bạn đọc được. Do đó, khi đọc sách, bạn cần phải thực sự nhớ được những gì mà sách viết, để có thể học hỏi và vận dụng những thứ đó và trong cuộc sống thực tiễn, người ta gọi đó là “dùng sách”.
Để có thể ghi nhớ được hết những gì mà bạn đọc được, bạn có thể sử dụng phương pháp ghi chú. Sau khi gấp cuốn sách lại, bạn ghi lại những luận điểm, những ý chính mà tác giả đã nêu ra trong cuốn sách. Hoặc bạn cũng có thể ghi lại bạn đã học được những gì từ cuốn sách.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ghi chép một lần giúp bạn nhớ lâu gấp ba lần việc đọc. Do đó, vừa đọc vừa ghi chú là cách rất tốt giúp bạn nhớ được nhiều nhất những gì mình học được từ cuốn sách mà mình đọc.
Cách đọc sách hiệu quả là cố gắng hiểu được ẩn ý mà tác giả muốn nói đằng sau cuốn sách
Ý nghĩa của một cuốn sách không chỉ nằm trên những con chữ trên trang sách, mà nó còn là những ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau những trang sách đó. Vì vậy, kho tàng tri thức chỉ thực sự được chinh phục nếu như bạn hiểu được những ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi đằng sau những câu chuyện.
Mỗi cuốn sách đều mang cho mình những bài học về cuộc sống, về đạo đức, về chuẩn mực cuộc sống cũng như rất nhiều những thứ mà chúng ta cần biết để cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, đọc sách để học hỏi, để khám phá thì phải hiểu và khám phá ra được cả những bài học sâu xa, chứ không đơn thuần là những trang sách nhìn được, sờ được.
Nói tóm lại, cuộc đời của mỗi con người có thể đi theo chiều hướng nào là do thái độ của người đó quyết định, nhưng thái độ của con người lại có thể được thay đổi bởi những quyển sách hay, những câu từ đẹp. Hay nói cách khác, cuộc đời của mỗi con người có thể trở nên tốt đẹp nếu như người đó hiểu được lợi ích mà sách mang lại cũng như nắm trong tay những bí quyết đọc sách hiệu quả.
Đọc sách mà không tư duy tích cực thì chỉ làm phí tổn thời gian vô ích. Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có.
Từ đó mà phát hiện được cái chủ yếu, cái không chủ yếu; cái bản chất và không bản chất, rút ra được kết luận cho bản thân mình. Trên cơ sở đó, bạn sẽ có cái nhìn mới, cái nhìn toàn thể dưới góc độ mới và chất lượng mới.
Đọc có tư duy tích cực là qua đó phải rút ra được điều gì từ nội dung cuốn sách, bổ sung hiểu biết gì, kinh nghiệm gì cho bản thân. Cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc.
Nếu bạn luôn tích cực tư duy khi đọc, bạn sẽ cảm thấy bạn thực sự “lớn lên” qua mỗi trang sách.
Đọc sách có hiệu quả thể hiện ở kết quả ghi chép. Đọc sách không thể thiếu ghi chép. Ghi chép trong khi đọc sách sẽ động viên được sự chú ý, giảm mệt mỏi. Ghi chép còn giúp các bạn kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu, tạo cơ sở để ghi nhớ những kiến thức đã tiếp thu.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp đọc sách hiệu quả
Đọc bằng mắt và óc chứ không đọc bằng miệng.
Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều.
Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc.
Đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt.
Cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu.
Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách.
Bạn nên rèn luyện thường xuyên, nâng dần tới tốc độ đọc hợp lí. Lenin đọc sách như giở sách mà vẫn nắm đầy đủ và sâu sắc nội dung cuốn sách. Bạn cần cố gắng từng bước để có thể đưa mắt trên trang sách và chụp ngay được cái hồn của cả một đoạn.
Cần tập phán đoán khi đọc. Nếu có mục đích đọc để giải quyết hay khẳng định điều gì đó thì chỉ cần lướt mắt tìm tới chỗ viết về cái đó.
Tuy nhiên, cần hiểu là, đọc nhanh không phải là đọc vội vàng, ngốn ngấu sách. Đọc như vậy chỉ có hại. Đọc nhanh là tóm lấy thật nhanh, thật đúng và đủ nội dung, chứ không phải đưa mắt nhanh trên những câu chữ.
Để rèn luyện tốc độ đọc, bạn lấy một cuốn sách, chọn một trang, hay một phần trọn vẹn rồi đọc thật nhanh một lượt. Vừa đọc, vừa cố tóm lấy nội dung của nó. Sau đó, suy nghĩ xem, nội dung của nó như thế nào. Làm lại lần nữa nhằm xác định xem nội dung vừa tóm được ở lần đọc trước đã đầy đủ chưa, chính xác chưa. Lần sau, hãy cố gắng nâng cao tốc độ đọc hơn lần trước. Đọc vài ba lượt như vậy cho tới khi khẳng định nắm được đầy đủ và đúng nội dung của phần đã đọc.
Bằng cách đó, bạn vừa nâng dần được tốc độ đọc, vừa kiểm soát được chất lượng đọc tương ứng với tốc độ đó. Khi đã có tốc độ đọc vừa ý, bạn cần thường xuyên rèn luyện, thường xuyên đọc sách để kĩ năng đã rèn luyện được không bị mai một đi.
Đọc sách trước hay trãi nghiệm trước là một câu hỏi có chiều sâu mà chúng ta cần phải suy nghĩ thấu đáo: nên đọc sách trước hay trãi nghiệm trước?
Hôm qua trong lúc đọc một cuốn sách hay, mình chợt run lên như vừa bị dội một gáo nước lạnh lên đầu.
Cảm giác đó đến từ sự khai sáng trong một vài giây ngắn ngủi, giống như khi bạn mất ngần ấy năm cố gắng trả lời cho một câu hỏi, để rồi câu trả lời đến một cách bất ngờ từ cuốn sách đang đọc. Nói ngần ấy năm là với những người đã lăn xả với đời thật nhiều, còn mình chỉ tính bằng năm thôi, sự khai sáng đó đã trả lời cho những điều mình còn vướng mắc trong những công việc đã qua. Bởi dù đã nghỉ việc được một thời gian nhưng mình vẫn luôn đau đáu những câu hỏi chưa có lời giải cho đến tận bây giờ.
Mình nghĩ những người đọc sách đều thỉnh thoảng trải qua cảm giác giống như mình, nhưng chắc sẽ không cần phải run lên đâu vì đó chỉ là một cách nói quá thôi.
Trước đây, hồi mới thi xong đại học, mình cũng bắt đầu đọc sách, vẫn là cuốn sách mà hôm qua mình đã đọc, nhưng khi đọc xong từ đầu đến cuối, mình chẳng đọng lại hay ấn tượng về điều gì trong đó. Hồi đó mình cứ nghĩ, tại sao có nhiều người đọc sách mà nhớ dai thế, còn mình thì chẳng nhớ được gì sau vài tuần để mà áp dụng, hay là trí nhớ mình có vấn đề? Nhưng thực chất không phải vậy.
Đọc sách hay trãi nghiệm trước?
Cho đến bây giờ mình cũng đã hiểu ra được, theo kinh nghiệm, mình sẽ phân chia đọc sách thành 4 trường hợp như sau:
1. Đọc sách khi chưa có trải nghiệm 2. Đọc sách song song với trải nghiệm 3. Đọc sách sau khi có trải nghiệm 4. Không đọc sách và chưa có trải nghiệm
Sách ở đây tạm thời sẽ mình sẽ nói chung chung, mình thiên về những cuốn sách chuyên môn về một lĩnh vực hơn, nhưng cũng có thể đúng với dòng sách Self-Help.
Hồi mình mới lên đại học và chưa có trải nghiệm gì, việc đọc sách lúc đó của mình là trường hợp 1. Lúc này, cảm giác của mình khi đọc sách như là đang đọc một cuốn lý thuyết khô khan vậy. Nếu không đi áp dụng kiến thức trong sách vào cuộc sống ngay thì những điều mình đọc được sẽ sớm bị quên. Mình đã quên rất nhiều những điều đọc được, nhưng khi gặp phải tình huống giống trong sách, mình có cơ hội nhớ ra và tìm đọc lại để áp dụng.
Thời gian mình đi làm thêm, lúc đó mình đã chịu khó đọc sách hơn và mình gọi là trường hợp 2. Lúc đó, mình chọn những cuốn sách sát sườn với công việc đang làm để học cách áp dụng. Điều đó giống như việc mình có một người mentor luôn ở bên giúp đỡ mình trong công việc vậy, mỗi cuốn sách sẽ là một người mentor sẽ cho mình những lời khuyên về 1 lĩnh vực, một góc nhìn, khi đó mình nhớ kiến thức trong sách hơn bởi mình đọc đến đâu là áp dụng đến đấy, cách đọc này rất hiệu quả trong thời gian mình làm việc.
Đến giờ, sau khi đã qua một vài công việc, mình vẫn giữ thói quen đọc sách và mình gọi là trường hợp 3. Trải nghiệm của mình vẫn còn đó, chỉ là bây giờ sách đóng vai trò như một người mentor giúp mình tìm ra căn nguyên của sai lầm trong quá khứ, hay lý giải những điều mình còn vướng mắc chưa có lời giải. Việc đó giúp mình hoàn thiện bản thân qua từng lỗi mình mắc phải, điều gì sai thì mình sửa, điều gì chưa tốt thì mình sẽ làm tốt hơn, điều gì tốt mình sẽ làm cho tốt hơn nếu còn gặp lại những trải nghiệm tương tự trong tương lai.
Cuối cùng, không đọc sách mà cũng không chịu trải nghiệm thì như người bị mù đi trong bóng tối vậy, thế thôi.
Nếu để trả lời cho câu hỏi đọc sách trước hay trải nghiệm trước thì mình sẽ chọn vừa đọc sách vừa áp dụng vào thực tế, còn thói quen đọc sách thì phải trường tồn, khi đó bạn sẽ luôn ở trong trường hợp 2 hoặc 3. Mình dám chắc cách đọc này sẽ giúp bạn hấp thụ tối đa kiến thức từ những cuốn sách. Học đi đôi với hành luôn tốt.
Đọc sách không phải là con đường duy nhất giúp bạn hoàn thiện bản thân, nhưng đó là cách rẻ và nhanh nhất để bạn được tiếp cận với tri thức của nhân loại. Hãy chăm đọc sách nhé!