Cách viết truyện ngắn lôi cuốn hấp dẫn người đọc
Truyện ngắn là một thể loại tuyệt vời đối với nhiều nhà văn. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc và hao tổn sức lực, hầu như ai cũng có thể phác thảo – và quan trọng nhất – hoàn thành một truyện ngắn. Tuy nhiên bạn đừng cho rằng truyện ngắn dễ viết hoặc không có tính nghệ thuật và kém giá trị hơn tiểu thuyết. Công việc này đòi hỏi sự rèn luyện, tính kiên trì và óc tưởng tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tác những truyện ngắn của chính mình và khởi đầu cuộc hành trình trở thành tác giả tiếp theo có sách bán chạy nhất!
Xây dựng nhiều nhân vật đa dạng.
Bạn có thể tạo một nhân vật luôn vui vẻ yêu đời, trong khi nhân vật khác lại buồn phiền và cáu kỉnh. Nhiều cá tính khác nhau trong một câu chuyện sẽ khiến truyện của bạn trở nên thú vị hơn đối với người đọc. Chẳng ai lại muốn xem một truyện ngắn mà mọi nhân vật trong đó na ná như nhau, hoặc tệ hơn, không có trong đời thực.
Bạn có thể viết về quá khứ hoặc một câu chuyện trong tưởng tượng của bạn. Một phương pháp thực sự hữu ích để viết về sự kiện trong quá khứ là nghĩ về một sự kiện đã xảy ra và nhào nặn cho thêm phần thú vị theo ý thích của bạn. Bạn có thể xây dựng nhân vật chính theo nguyên mẫu từ bản thân mình hoặc một người mà bạn biết. Nhưng hãy cẩn thận, vì con người thật thường không hấp dẫn bằng các nhân vật trong truyện ngắn.
Đừng bắt trí não làm việc quá sức.
Nếu bí ý tưởng hoặc đầu óc trống rỗng, bạn hãy tạm ngừng viết một thời gian, có thể là một tuần hoặc một tháng và làm những việc khác. Sau thời gian đó, bạn hãy đọc lại và mài giũa những gì mình đã viết. Điều này sẽ đem đến cho bạn một nguồn sinh khí mới. Quay trở lại với công việc sau vài tiếng nghỉ ngơi hoặc một đêm ngon giấc, và bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình có thể nghĩ ra!
Suy nghĩ thật kỹ lưỡng về mọi yếu tố của truyện như nhân vật chính, bối cảnh, thời đại, thể loại, các nhân vật phụ, nhân vật phản diện, các xung đột và cốt truyện ngắn. Sử dụng hình ảnh để giúp xây dựng mạch truyện. Não của một số người làm việc với những hình ảnh tốt hơn với từ ngữ. Việc tưởng tượng ra một nơi chốn hay một con thú rồi thêm thắt các chi tiết và cảm xúc có thể giúp bạn phát triển thành một câu chuyện.
Bạn có cảm thấy một bài hát hoặc bản nhạc nào đó có thể đưa bạn đến với những cảm xúc và tình tiết mà bạn muốn truyền tải qua ngòi bút của mình không? Hãy thử nghe nhạc trước hoặc trong khi viết truyện ngắn. Nếu có một ý tưởng nào đó chợt nảy ra trong đầu, bất kể đó là ngôi nhà hay chú cún cưng của bạn, hãy viết ra và khai triển ý tưởng đó. Đừng bỏ phí món quà trời cho này.
Nghiên cứu.
Giả dụ nếu muốn lấy bối cảnh câu chuyện ở thập niên 1950, bạn cần nghiên cứu những cách ứng xử trong gia đình, trang phục, tiếng lóng, v.v… của thời kỳ và nơi diễn ra câu chuyện đó. Nếu bạn cứ cố viết mà không hiểu kỹ về bối cảnh, truyện của bạn sẽ rất “nghiệp dư”, và bạn sẽ nhận được những lời phê bình từ những người biết rõ về thời kỳ đó.Tạo phong cách riêng của bạn.
Một giọng văn không thể trộn lẫn chỉ có thể tạo nên thông qua thực hành. Bạn có thể bắt đầu bằng cách bắt chước những tác giả khác, hoặc nếu dự định viết theo một thể loại đặc biệt nào đó, bạn có thể điều chỉnh suy nghĩ của mình theo tần số đó. Tuy nhiên, nói cho cùng thì bạn chỉ cần viết truyện ngắn thật nhiều để tạo nên một giọng văn riêng. Nghệ thuật nằm sâu trong tâm hồn, do đó tốt nhất là bạn nên viết về những điều mình biết.
Đừng bỏ qua chính tả và ngữ pháp.
Hãy cho người đọc thấy những nỗ lực của bạn bằng cách ra mắt một truyện ngắn không mắc lỗi. Ít nhất thì bạn cũng nên dùng chương trình kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp trên máy tính.
Đừng nản chí.
Nếu bạn đang cố gắng xuất bản truyện ngắn của mình, khả năng rất lớn là bạn sẽ bị từ chối. Bị từ chối là một vấn đề lớn của người viết lách; đôi khi điều đó chắc chắn xảy ra, nhưng đôi khi thì không.
Hãy tự hào rằng bạn đã viết được một câu chuyện và tiếp tục rèn luyện nếu bạn thấy hứng thú với công việc này.
Truyện ngắn là thể loại khó viết nhất.
Bạn sẽ phải làm mọi việc có trong một cuốn tiểu thuyết (giới thiệu nhân vật, xây dựng xung đột, phát triển nhân vật, giải quyết xung đột) mà chỉ trong hai mươi hoặc ba mươi trang giấy. Hãy tôn trọng thể loại truyện ngắn. Nó không dễ chút nào!
Đừng lười viết.
Đừng kết thúc câu chuyện khi người đọc vẫn còn mơ hồ. Bạn có thể dùng kết thúc mở, nhưng chỉ khi bạn dự định viết phần tiếp theo, hoặc trong trường hợp truyện ngắn “We Can Remember It for You Wholesale”, nếu cái kết mở là một phần thống nhất của toàn bộ câu chuyện.
Đừng quá tự hào khi hoàn thành xong tác phẩm của mình.
Bạn đừng khiến mình thất vọng, vì điều đó rất có thể xảy ra – nhất là khi bạn nộp bản thảo cho nhà xuất bản. Thay vì thế, hãy giữ thái độ chuyên nghiệp và tránh điều đó.Các ý tưởng không được bảo vệ bản quyền, chỉ có cách diễn đạt ý tưởng mới có quyền này. Có vô số các cốt truyện có sẵn.
Bạn có thể thoải mái mượn các nét chính của bất cứ tác phẩm nào – nhà văn nào cũng đều thế cả.Đừng bỏ dở câu chuyện đang viết để viết một câu chuyện mới hoàn toàn khác.
Bạn đang tìm cố vân viết sách?
Bạn đang gặp vấn đề trong việc viết sách, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi. Với trên 5 năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi tin rằng sẽ giải quyết giúp bạn vấn đề bạn đang gặp phải một cách rốt ráo và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Facebook hoặc email và số điện thoại ở phía dưới.
Những bài viết mới nhất:
- Xuất bản sách thì cần những công đoạn gì?
- Dịch vụ viết sách thuê và kinh nghiệm sương máu
- Gửi bản thảo đến nhà xuất bản khó quá! Tôi cần làm gì?
- Trước khi viết sách cần trả lời được những câu hỏi sau
- Mục đích xuất bản sách là gì? Cách xuất bản sách thế nào?