Thế gian đầy những toan tính, hơn thua, thiệt mất. Khi ta học được nghệ thuật không quan tâm và áp dụng nó đúng lúc vào cuộc sống, âu cũng là cái hay.
Bạn mặc kệ không phải bạn sợ hãi, nhút nhát, mà khi đó bạn tự tìm cho mình một lối thoát, một chút thời gian để thả lỏng bản thân, để chuẩn bị đối diện với cơn bão lớn trước mắt.
Học được cách mặc kệ cũng chính là khi bạn hiểu được nghệ thuật không quan tâm.
Mặc kệ, không phải là tức giận, mà đó là quên đi.
Mặc kệ, không phải là oán trách, mà đó là thay đổi.
Mặc kệ, không phải là oan ức, mà đó là tha thứ.
Mặc kệ, không phải là diễn kịch, mà đó là khoan dung.
Khi bạn tổn thương, hãy nói với chính mình rằng: “Mặc kệ đi, coi tổn thương đó là bài học, lần sau sẽ cẩn thận hơn”.
Khi bạn tranh cãi với người khác, hãy nhắc nhở bản thân: “Mặc kệ đi, cãi tới cãi lui lãng phí thời gian, hao tổn tâm sức”.
Khi bạn đối diện với thất bại, hãy thuyết phục chính mình: “Mặc kệ đi, đạt được chưa chắc đã là phúc, mất đi chưa chắc đã là họa, tất cả là duyên trời định”.
Khi bạn chịu tủi thân, hãy an ủi bản thân rằng: “Mặc kệ đi, nhẫn nhịn được đó là chí khí, nhượng bộ được đó là trí tuệ, chịu tủi bây giờ, sau này may mắn sẽ tới”.
Một câu đơn giản “Mặc kệ đi” kỳ thực chẳng đơn giản chút nào, cần phải nỗ lực buông bỏ, cần phải thực lòng giải thoát, cần một tấm lòng khoan dung rộng lượng, cần đủ dũng khí để đối diện.
Mặc kệ đi! Đó không phải là thỏa hiệp, mà là một loại tâm thế.
Mặc kệ đi! Đây phải là bị khuất phục, đó là sẵn sàng từ bỏ.
Mặc kệ đi! Là an ủi, cũng là tha thứ, là dũng khi và cũng là sự kiên cường.
Cuộc sống này đâu phải lúc nào cũng vạn sự như ý, muốn sống thoải mái thì bạn phải suy nghĩ tích cực, muốn được vui vẻ thì bạn phải biết “đủ”.
Khi bạn buông bỏ thứ tình cảm không thuộc về mình, buông bỏ những vật chất không phải của mình, chắn chắn bạn sẽ không còn bán mạng theo đuổi, cũng sẽ chẳng bao giờ cau mày phiền não.
Hãy học cách mặc kệ! Đừng so đo tính toán, đừng lo nghĩ quá nhiều. Lúc nào cũng phiền não há chẳng mệt mỏi sao? Lúc nào cũng giày vò vết thương há chẳng đau sao?
So với việc than trời oán trách, chẳng thà mặc kệ mọi thứ, hãy sống cho mình.
Chỉ cần cuộc sống bình an, chỉ cần thân thể khỏe mạnh, chỉ cần ngày qua ngày lạc quan vui vẻ, gia đình hoà thuận, mất đi một chút thì có là gì, tiền tài không đủ thì có làm sao.
Nuối tiếc chủ yếu xuất phát từ những việc chúng ta không làm, chứ không phải việc ta đã làm. Khi ở độ tuổi 20, chúng ta có đủ sức mạnh, nghị lực và niềm tin để khám phá thế giới.
Bao quanh chúng ta là một vũ trụ đam mê và tràn đầy năng lượng.
Để sống một cuộc đời trọn vẹn, bạn phải chấp nhận thay đổi.
Hãy suy nghĩ xem điều gì là quan trọng với bạn. Hãy tập trung vào chính bản thân bạn, đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ hay muốn bạn làm theo.
Mỗi người có một quan điểm. Mỗi xã hội có một tiêu chuẩn khác nhau.
Vì thế, hãy hít thở bầu không khí theo cách riêng của bạn và tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống.
Một khi bạn tập trung vào chính bản thân mình, những mảnh ghép gồ ghề của cuộc sống cũng tự động hoàn chỉnh theo.
Bạn cần phải theo đuổi tham vọng của chính mình, đừng chăm chăm nghĩ đến hai chữ “ổn định” khi còn quá trẻ. Hãy chấp nhận đối đầu với rủi ro và đừng trì hoãn giấc mơ.
Tất nhiên, rủi ro nào cũng gắn liền với mất mát, nhưng hãy luôn nhớ rằng, không có phần thưởng nào không được đánh đổi bằng rủi ro.
Hãy nhìn lại những năm tháng đã trôi qua, niềm hối tiếc lớn nhất của bạn là điều gì nếu không phải là những việc bạn chưa dám làm, những thử thách bạn chưa dám vượt qua?
Quá khứ là bài học kinh nghiệm để bạn bước về phía trước. Hãy lập kế hoạch cho tương lai của mình, suy nghĩ về quá khứ để rút ra kinh nghiệm và sống với hiện tại.
Trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với thất bại. Thành công chính là sự kiên trì vượt qua hết thất bại này đến thất bại khác.
Vì thế, hãy sống một cuộc đời ý nghĩa với chính bản thân mình, chứ đừng sống theo mong đợi của người khác.
Sau tất cả, bạn hãy luôn nhớ thể hiện tình yêu của mình đối với gia đình và bạn bè bất cứ lúc nào có thể!