Viết sách và câu chuyện bán bản quyền hay tự xuất bản?
Tự xuất bản hay bán bản quyền? Đây là câu hỏi mà các tác giả thường hay căng não tính toán trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, vì hiển nhiên không ai muốn bỏ tiền đầu tư mà thua lỗ cả. Nên mình viết bài này hi vọng sẽ giúp các bạn tác giả có thêm thông tin tham khảo nhé, viết sách cũng như tự xuất bản sách.
BÁN BẢN QUYỀN CHO ĐƠN VỊ XUẤT BẢN
Ưu điểm:
- Có hệ thống làm việc chuyên nghiệp trong tất cả các khâu, đảm bảo tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Tác giả không phải lo lắng, chạy đầu này đầu kia tìm nhà in, thiết kế…
- Tác giả chỉ việc kí hợp đồng, lãnh nhuận bút mà không phải lo chuyện ôm lỗ nếu sách chẳng may bán chậm hoặc bán không được.
- Danh tiếng của NXB sẽ giúp đẩy tên tuổi của bạn lên, đồng thời minh chứng với độc giả về chất lượng tác phẩm của bạn phải xuất sắc thế nào mới được chọn in. Điều này rất có lợi cho các bạn tác giả mới, lần đầu tiên ra sách.
Nhược điểm:
- Tác giả không được can thiệp nhiều vào các khâu hậu trường làm sách như: biên tập, thiết kế, PR… trừ khi bạn là một tác giả QUAN TRỌNG với NXB hoặc bạn có mối quan hệ tốt với họ. Điều này đôi khi khiến sách sau khi hoàn thiện không vừa ý với bạn.
- Nếu sách của bạn nằm trong top cần được PR thì bạn sẽ được NXB đẩy truyền thông hết mức, còn không thì chỉ âm thầm lên kệ và chờ thần may mắn mỉm cười thôi.
- Bản quyền thường có thời hạn từ 3 – 5 năm và việc quyết định tái bản, in nối tiếp sẽ thuộc về NXB. Khi đó, bạn không thể làm gì được với “đứa con tinh thần” của mình.
- Tỉ lệ % giá bìa dành cho tác giả nhìn chung hơi thấp. Nếu chia cho khoảng thời gian thực hiện bản thảo, bạn sẽ thấy mỗi tháng mình làm 10 mà lãnh có khi chưa tới 1
TỰ XUẤT BẢN SÁCH CỦA RIÊNG MÌNH
Ưu điểm:
- Được toàn quyền quyết định mọi chuyện liên quan đến tác phẩm theo ý mình muốn. Ví dụ: mình thích mỗi trang chỉ in 2 dòng thơ thôi cũng được, không cần phải in gộp mấy bài vào một trang cho đầy đặn.
- Sau khi bán sách đợt 1 thấy chạy quá, bạn muốn tái bản tiếp 100.000 bản cũng được, muốn làm phim chuyển thể cũng được, muốn dịch ra tiếng Anh để bán bản quyền cho NXB nước ngoài cũng được…
- Giá bìa tự mình quyết định và sau khi bán kha khá, trừ chi phí thì còn bao nhiêu tiền lời mình gom hết. Đảm bảo cao hơn rất nhiều so với mức nhuận bút các đơn vị xuất bản trả cho bạn.
- Tự control được thời gian chứ không xếp hàng chờ kế hoạch xuất bản năm nay năm sau hay năm tới nữa
Nhược điểm:
- Tự thân vận động từ A đến Z nên rất nhọc nhằn nếu không có kinh nghiệm và mối quan hệ đủ rộng để hỗ trợ những công việc vốn không phải chuyên môn của mình.
- Tự bỏ tiền ra đầu tư, nếu lỗ thì cũng tự mình chịu thôi :”)
- Sách hay, đẹp bán giá cao không sao, chứ lỡ mà bị bóc phốt hay không đủ sức thuyết phục độc giả thì rất dễ bị tẩy chay, ăn gạch đá và con đường ra sách ngày càng thu hẹp lại.
- Dễ bị hố giá khi đi thương thuyết, kí hợp đồng với nhà in, nhà bán trung gian…
- Dễ bị “qua mặt” về chất lượng sản phẩm và số lượng bán. Ví dụ: gặp nhà in không đàng hoàng thì họ có thể tự ý in dư ra 1000 cuốn rồi đem bán sau lưng bạn để kiếm thêm lời.
- …
Mình không muốn nói đến những con số cụ thể, mà chỉ liệt kê những điều như trên để các bạn có cái nhìn tổng quát, tính toán thiệt hơn cho bản thân mình. Hiển nhiên không ai làm không công cho ai nên nếu muốn hưởng trọn thì chỉ có cách tự mình làm hết tất cả, tự đối mặt với mọi khó khăn, tự gánh chịu rủi ro.
Còn nếu muốn “nhẹ gánh” thì hãy chia sẻ với mọi người rủi ro, khó khăn đi kèm với lợi ích tương xứng.Hiểu rõ được điều này thì mình tin bạn sẽ không quá lăn tăn việc bán bản quyền hay tự xuất bản, mà khi đó chỉ lăn tăn một chuyện thôi: xác định năng lực của mình (về tài chính, viết lách…) để lên kế hoạch xuất bản A hay B cho phù hợp. viết sách và chọn con đường tự xuất bản hay bán bản quyền phù hợp.
Tác giả: Nam kha & Trần Huy Hoàng biên tập chỉnh sửa.
Những bài viết mới nhất:
- Xuất bản sách thì cần những công đoạn gì?
- Dịch vụ viết sách thuê và kinh nghiệm sương máu
- Gửi bản thảo đến nhà xuất bản khó quá! Tôi cần làm gì?
- Trước khi viết sách cần trả lời được những câu hỏi sau
- Mục đích xuất bản sách là gì? Cách xuất bản sách thế nào?