Bệnh trì hoãn và cách giải quyết bệnh trì hoãn

Bệnh trì hoãn hay còn gọi là bệnh lười. Một căn bệnh cố hữu của rất nhiều người. “thôi, để mai làm”, “để xíu nữa làm”, “tí nữa làm nhé”,… Bệnh trì hoàn cứ thế ngấm vào hành vi và trở thành thoi quen khiến cuộc sống, công việc và nhiều thứ khác đi xuống. Hôm nay hãy cùng với tôi (viết sách) tìm hiểu sâu về gốc rễ nguyên nhân và cách giải quyết cho căn bệnh thâm niên này.

Bệnh Trì hoãn là gì?

bệnh trì hoãn
bệnh trì hoãn

Chúng ta nghe rất nhiều đến khái niệm trì hoãn. Nhưng trong thực tế đôi khi nhiều người không thực sự định nghĩa được thế nào là bệnh trì hoãn. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa trì hoãn và chần trừ, nhưng trong thực tế nó không hoàn toàn như vậy. Vậy bệnh trì hoãn là gì.

Trì hoãn là gì?

  • Từ “Trì” thể hiện tính vững chắc, cố hữu, bảo thủ, giữ lấy và không muốn thay đổi, một số từ đi cùng từ “Trì” như: thành trì, duy trì, bảo trì….
  • Từ “Hoãn” Sử dụng với nghĩa chậm lại, kéo dài thời gian và tìm cách đối phó, một số từ đi cùng từ “Hoãn” như: Hoãn binh, tạm hoãn, hoãn cưới,…

Trì hoãn là một thuật ngữ để chỉ hành vi của con người mà ở đó họ có xu hướng chưa muốn bắt tay vào thực hiện công việc, không muốn thay đổi và tìm cách kéo dài thời gian.

Trì hoãn còn được sử dụng như một từ để chỉ sự chậm chạp, làm việc đối phó thiếu tận tâm. Trì hoãn thường được dùng với nghĩa công việc sẽ được thực hiện nhưng cố tình kéo dài thời gian thực hiện, hoặc kéo dài thời gian bắt đầu thực hiện.

Đây cũng là điểm khác biệt giữa trì hoãn và chần trừ, theo đó “chần trừ” là khái niệm chỉ hành vi có xu hướng do dự, phân vân, không quyết đoán. 

Trì hoãn là một hành vi, trong khi khi Bệnh trì hoãn lại là một thói quen thể hiện sự lặp đi lặp lại hành vi trì hoãn. Bệnh trì hoãn còn được gọi là Tính trì hoãn (“tính” là từ chỉ là bản chất), theo đó người có tính trì hoãn là người có luôn tìm cách làm chậm lại mọi việc được giao.

>>> thu nhập thụ động là gì? 7 nguồn tạo ra thu nhập động

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trì hoãn là gì?

bệnh trì hoãn delayed
biểu tượng delayed (bệnh trì hoãn)

Thật sự là có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trì hoãn, người trì hoãn luôn có một lý do để trì hoãn làm một việc gì đó. Nguyên nhân dẫn đến trì hoãn có thể khách quan hoặc chủ quan. Dù cho ở trường hợp nào đi nữa thì trì hoãn vẫn là thói quen không tốt cần thay đổi nếu muốn được thành công và hạnh phúc.

Bệnh trì hoãn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và thói quen xấu không mong muốn về sau.

Nguyên nhân khách quan của trì hoãn

Nguyên nhân khách quan của bệnh trì hoãn thường rất ít, hoặc không thực giống như bạn nghĩ. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến trì hoãn có thể kể đến như: Có việc khác quan trọng hơn; Cần có thêm thời gian suy nghĩ, tìm giải pháp. Đôi khi việc trì hoãn cũng nhằm mục đích chờ đợi sự trợ giúp từ bên ngoài.

Việc trì hoãn thường dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường sống, thói quen sinh hoạt. Khi những người làm việc cùng trì hoãn, bạn cũng sẽ có xu hướng trì hoãn cùng. Những tác động từ người khác như: khích bác, lôi kéo, nói xấu… cũng làm mất tinh thần làm việc của bạn.

Nguyên nhân chủ quan của bệnh trì hoãn.

Đa số các trường hợp trì hoãn đến từ nguyên nhân chủ quan của bạn, đơn giản là bạn chưa muốn thực hiện nó. Tâm lý cho rằng nó chưa quan trọng, thời gian còn dài, đỗ lỗi, trách cứ, ỷ lại, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trì hoãn.

Việc đánh giá sai tính chất công việc, coi nhẹ mức độ quan trọng của công việc cũng là cách nguyên nhân khiến cho bạn trì hoãn. Ngoài ra việc trì hoãn còn đến từ tâm lý cảm thấy nhàm chán, không thú vị, không có mục tiêu rõ ràng.

Ngoài ra việc trì hoãn của con người có bản chất xuất phát từ bệnh Lười biếng. Nó khiến chủ thể không muốn thực hiện các nhiệm vụ được giao, hoặc tìm cách để trốn tránh nó.

>>> Kiếm bộn tiền từ việc viết sách, viết ebook

Lý do bệnh trì hoãn “Giờ tôi không có thời gian”

bệnh trì hoãn diết chết thời gian

Theo định luật Parkinson, thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ có mối tương quan trực tiếp tới lượng thời gian mà bạn đặt cho nó. Nếu bạn có 3 tuần để hoàn thành một công việc nào đó, thì nhiều khả năng bạn sẽ hoàn thành nó vào cuối ngày thứ 20.

Kết quả cuối cùng là chúng ta sẽ thường bao biện việc chúng ta không thể làm một điều gì đó là do không đủ thời gian. Song, nếu bạn tạo ra được một cảm giác về sự cấp thiết với mỗi nhiệm vụ, bạn sẽ hoàn thành nhanh chóng hơn và làm được thêm nhiều việc hơn với cùng một lượng thời gian.

Tôi thấy việc này cũng không quan trọng lắm

Lý do tiếp theo liên quan đến trì hoãn là việc đánh giá sai mức độ quan trọng của công việc hoặc vấn đề họ gặp phải. Họ luôn cho rằng công việc này chưa thực sự quan trọng.

Những công việc này thường có độ ưu tiên không cao hoặc hậu quả không sảy ra ngay lập tức. Ví dụ: Nếu hút 1 điếu thuốc sẽ ngay lập tức gây ra ung thư phổi thì có lẽ người ta sẽ cay được thuốc ngay.

Nhưng vì việc ung thư phổi không sảy ra ngay lập tức, và ung thư phổi chưa chắc do thuốc lá nên mọi người thường trì hoãn việc cai thuốc. Bạn cũng thấy rằng nếu việc trì hoãn quá lâu và trì hoãn nhiều lần thì dẫn đến tâm lý bỏ qua, từ bỏ.

Còn nhiều thời gian mà

Một trong những lý do cho việc trì hoãn thường được nhắc tới là “còn nhiều thời gian mà”. Lý do này phổ biến tới mức từ những đứa trẻ cho tới người lớn tuổi đều sử dụng nó như một lời biện hộ.

Việc đưa ra lý do còn nhiều thời gian có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như đã chia sẻ ơ phần trên. Nhưng chủ yếu việc sử dụng lý do này đến từ 2 nguyên nhân chính bao gồm: Đánh giá sai tính phức tạp của công việc; và công việc thực sự không cần hoàn thành gấp.

Cho dù là lý do nào, thì hậu quả sẽ khiến cho bạn luôn tìm cách để trì hoãn mọi thứ. Vì vậy khi có thể hãy ngay lập tức hoàn thành công việc mà không trì hoãn.

Tôi không thích công việc này

Lý do để thanh minh cho bệnh trì hoãn là gì? Đó là do tôi không thích công việc này nên ngại làm, bao giờ có cảm xúc tôi sẽ làm. Dù gì đó cũng là một lời biện hộ khó chấp nhận được, trì hoãn là trì hoãn không lý do nào cả.

Nếu đó là khó khăn là việc bạn không thích thì bạn hãy đặt câu hỏi liệu bạn có phải thực hiện nó không. Nếu cuối cùng bạn vẫn là người thực hiện thì tại sao bạn không thực hiện nó ngay lập tức.

Nếu dự án là khó khăn bạn càng phải bắt tay vào làm ngay và luôn. Có như vậy bạn mới có thời gian xử lý khi gặp phải vấn đề chứ tại sao lại trì hoãn.

Tôi bị quá nhiều áp lực cần được xã stress

Cuộc sống bận rộn khiến ta rơi vào trạng thái bị áp lực là điều khó tránh. Áp lực gia đình, cuộc sống, công việc… và bạn lấy lý do này làm lý do chính đang để trì hoãn công việc hiện tại, cứ như thế thì bệnh trì hoãn và thoi quen trì hoãn ngày càng thấm sâu vào máu.

Nó khiến chúng ta bị quá tải. Trì hoãn là gì? dù bạn có phép “biến hóa” hay “phân thân” thì bạn cũng không hoàn thành được hết. Cảm giác trên có thể được giải quyết bằng cách hãy tập trung vào những công việc quan trọng.

Ủy thác, chia sẻ hoặc loại bỏ nó. Xác định đâu là những việc quan trọng. Và sau đó hoàn thành nó một cách nhất quán.

>>> Quy trình xuất bản sách tại Việt Nam năm 2022

Cách khắc phục bệnh trì hoãn

cách khắc phục bệnh trì hoãn

Một thói quen tuyệt vời để chống lại bệnh trì hoãn là coi các nhiệm vụ sẽ đến hạn vào ngày mai. Dù bạn có một tuần đi nữa thì cũng không quan trọng, hãy thực hiện thói quen làm mọi thứ nhanh nhất có thể.

Nói cách khác, hãy tạo ra cảm giác cấp thiết cho mọi nhiệm vụ mà bạn phải làm. Có nhiều cách để thực hiện điều này:

Đầu tiên, hãy tự đặt thời hạn

Hãy nhớ, bạn đặt cho một nhiệm vụ bao nhiêu thời gian, thì nó sẽ chiếm hết từng ấy thời gian để hoàn thành. Vậy tại sao bạn không thử thách bản thân bằng cách làm nhanh hơn? Nếu một công việc nào đó thường mất một tuần để hoàn thành, hãy thử thực hiện nó chỉ trong 5 ngày. Hãy biến nó thành một trò chơi bằng cách không ngừng đẩy cao tốc độ và phá vỡ các kỷ lục do chính mình lập ra.

Hãy tuân theo quy tắc này ngay cả khi những người khác đặt thời hạn cho bạn. Giả sử cấp trên muốn bạn hoàn thành dự án vào ngày 1 tháng 10. Hãy cố gắng hoàn thành vào ngày 15 tháng 9. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện thành tích mà nó còn giúp bạn có thêm nhiều thời gian để làm những công việc quan trọng khác.

>>> 7 nguyên tắc thiết kế bìa sách mà bạn cần phải nhớ

Tiếp theo, hãy sử dụng khối thời gian một cách kỹ thuật

Việc ôm đồm là rất nguy hiểm. Bạn có thể nghĩ rằng mình đủ khả năng hoàn thành tốt hai nhiệm vụ cùng một lúc, nhưng thực chất, bạn chỉ đang phân tán nỗ lực của mình cho mỗi nhiệm vụ.

Nếu thường xuyên ôm đồm, nhiều khả năng những công việc bạn làm sẽ có chất lượng rất thấp. Giải phát đơn giản nhất cho thói quen gây rắc rối này chính là phát triển thói quen “khối thời gian” cho công việc của bạn.

Ý tưởng đằng sau nó là chia một ngày của bạn thành từng phần nhỏ, trong đó bạn có thể tập trung tối đa vào từng nhiệm vụ một mà không bị những việc khác chen ngang hoặc làm gián đoạn.

Điều đó có nghĩa là bạn không được kiểm tra e-mail, Facebook, nhắn tin với bạn bè hoặc thay đổi từ công việc này sang công việc khác. Trong một khối thời gian nhất định, bạn sẽ chỉ được làm duy nhất một nhiệm vụ nào đó mà thôi.

Hành động ngay lập tức.

Hành động ngay lập tức là lời khuyên giúp bạn vượt qua sự trì hoãn của bản thân. Hãy đặt ra câu hỏi, tại sao không phải bây giờ, đằng nào cũng làm sao không làm luôn. Khi bạn cho phép bản thân hoãn quá trình thực hiện nhiệm vụ là bạn đang cho phép căn bệnh trì hoãn xuất hiện. Hành động ngay lập tức cúng giúp bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn, có thời gian để xử lý khi có tình huống phát sinh. Kỹ thuật hành động ngay lập tức là kỹ thuật phổ biến nhất nó còn có tên gọi là IMAN. Trong đó:

  • I: Tôi
  • Must: Phải
  • Act: Hành động
  • Now: Ngay bây giờ

>>> Tự xuất bản sách tại Việt Nam

Ứng dụng thói quen phá bỏ bệnh trì hoãn

vượt qua bệnh trì hoãn
vượt qua bệnh trì hoãn

Hệ thống khối thời gian ưa thích của tôi là kỹ thuật Pomodoro, do Francesco Cirillo đưa ra vào giữa thập niên 1980. Cirillo nhận thấy rằng chúng ta có thể tối đa hóa những kết quả bằng cách tập trung tối đa vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó, dành vài phút nghỉ giải lao để tái tạo năng lượng.

Sau đây là cách thực hiện nó:

 1. Tạo ra một danh sách những nhiệm vụ cần hoàn thành, bắt đầu với những công việc quan trọng nhất mà bạn cần làm hàng ngày.

2. Ưu tiên nhiệm vụ theo tầm quan trọng của chúng.

3. Đặt chế độ tính giờ trong 25 phút.

4. Thực hiện nhiệm vụ đầu tiên cho đến khi đồng hồ báo thời gian kết thúc.

5. Ghi nhận khoảng thời gian đó là một “Pomodoro.”

6. Nghỉ giải lao 5 phút.

7. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo các “Pomodoro” cho đến khi nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn được hoàn thành.

8. Lặp lại quy trình này cho đến khi bạn thực hiện xong nhiệm vụ quan trọng nhất thứ hai và thứ ba.

9. Cứ 4 “Promodoro” thì dành 15-30 phút giải lao.

10. Tiếp tục cho đến khi những nhiệm vụ quan trọng của bạn trong ngày được thực hiện xong.

Sẽ mất một thời gian để thích nghi với kỹ thuật Pomodoro, nhưng khi bạn đã quen rồi thì bạn sẽ thấy rằng lúc bạn bắt đầu tính giờ là bạn đã vào guồng được ngay rồi.

Nói chung, việc tạo ra cảm giác về sự cấp thiết với mọi thứ bạn làm là một điều rất quan trọng. Thời gian có hạn, vì vậy bạn nên phát triển thói quen hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng.

Khi làm điều này đủ thường xuyên, bạn sẽ nhận ra mình có thêm thời gian để dành cho những điều vui vẻ trong cuộc sống.

Những bài viết mới nhất: